Criteria of Vic School System

1.1. Hạ tầng giáo dục hiện đại

Cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục hiện đại, không gian học đường được thiết kế đồng bộ, nhất quán. Hệ thống cơ sở hạ tầng đảm bảo phát triển năng lực toàn diện đồng thời chú trọng năng lực cá nhân của học sinh – phát triển trí thông minh đa dạng của người học (ngôn ngữ, toán học, khoa học tự nhiên, nghệ thuật, thể chất).

1.2. Nhân lực giáo dục chất lượng cao

Đội ngũ nhà khoa học, nhà sư phạm đầu ngành luôn thuộc Hội đồng khoa học giáo dục Nhà trường của hệ thống Vic School xây dựng trực tiếp Chương tình và đào tạo giáo viên chất lượng cao, đảm bảo thực hiện nội dung và ý tưởng giáo dục hiện đại, tiên phong, đảm bảo chất lượng giáo dục cao theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.

1.3: Chương trình giáo dục đạt chuẩn quốc tế

Chương trình Nhà trường của Vic School là sự chọn lọc tổng hoà những điểm mạnh của 3 Chương trình giáo dục:

1.3.1. Chương trình giáo dục Quốc gia ( core curriculum)

Bám sát định hướng của Chương trình quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn đổi mới giáo dục theo xu hướng giáo dục tiếp cận và phát triển năng lực người học (CBE – competency based education), lựa chọn các tài liệu học tập phổ thông và nâng cao của NXB. Giáo dục để đảm bảo chất lượng cao trong giáo dục các môn khoa học cơ bản thuộc 3 lĩnh vực: Lĩnh vực Ngôn ngữ (Tiếng Việt – Ngữ văn); Lĩnh vực Toán học; Lĩnh vực Khoa học (Tự nhiên – Xã hội).

1.3.2. Chương trình nhà trường (school curriculum)

Chủ động xây dựng tài liệu dạy học đặc thù của nhà trường (hệ thống phân phối chương trình, bài giảng, đề cương dạy học các môn học, bộ công cụ đánh giá chuẩn đầu vào và chuẩn đầu ra của các môn học theo từng giai đoạn) nhằm hiện thực hoá và phát triển những giá trị tích cực của Chương trình quốc gia đồng thời có những điểm nhấn tạo nên ưu thế của Chương trình nhà trường.

  • Phát triển chương trình môn học:

Định lượng và định tính các nội dung bổ sung, nâng cao để đảm bảo chất lượng của các môn học mũi nhọn bao gồm: Tiếng Việt – Ngữ văn, Toán.

  • Phát triển các chủ đề, dự án học tập, tích hợp liên môn theo định hướng phát triển năng lực:

Giáo dục STEM và STEAM (tích hợp giáo dục khoa học – công nghệ – nghệ thuật): Hội đồng khoa học – giáo dục của Nhà trường sẽ định hướng và xúc tiến xây dựng các chủ đề tích hợp, dự án học tập kết hợp các tri thức cơ bản của các môn học thuộc 3 Lĩnh vực giáo dục cơ bản (Ngôn ngữ, Toán, Khoa học) với các tri thức thuộc các Lĩnh vực giáo dục Công nghệ thông tin và Nghệ thuật nhằm phát triển năng lực toàn diện của học sinh. Các chủ đề, dự án học tập sẽ được định hướng thiết kế khung chương trình cho toàn bộ hệ thống và có thể biến đổi, nâng cấp, cập nhật theo từng năm học. Mỗi năm thay đổi tối thiểu 25% nội dung hoạt động cụ thể theo từng cấp học, khối lớp.

  • Giáo dục thể chất, Giáo dục nghệ thuật:

Chú trọng tổ chức giáo dục thể chất và giáo dục nghệ thuật với tất cả học sinh ở mức: học sinh được tham gia và biết chơi, có niềm đam mê ít nhất một môn thể thao sau khi học xong lớp 9 (Bơi, Võ thuật, Bóng đá, Bóng rổ, Bóng bàn, Cờ vua); học sinh tham gia xây dựng các chương trình nghệ thuật của trường theo sở thích và biết thưởng thức nghệ thuật đại chúng: sân khấu, điện ảnh, thanh nhạc… Các hoạt động giáo dục thể chất và nghệ thuật trong nhà trường được tổ chức theo hình thức Câu lạc bộ. Mỗi học sinh trong một năm học có thể đăng ký tham gia 02 Câu lạc bộ Thể thao hoặc Nghệ thuật trong Chương trình chính khóa.

  • Chương trình Tiếng Anh theo chuẩn quốc tế (international standards curriculum):

Phối hợp sử dụng chuẩn CCS (Common Core Standards) của Hoa Kỳ, chuẩn CEFR (Common European Framework for Reference) – Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu Âu & chuẩn Cambridge (Anh). Sử dụng sách bản quyền và các công cụ hiện đại để thực hiện Chương trình tiếng Anh bao gồm 3 môn: ESL, Math, Science. Định hướng chuẩn đầu ra trong 9 năm học: 6.0 IELTS. Học sinh sẽ tiếp cận được chuẩn tiếng Anh bản ngữ trong thời gian từ 1-5 năm khi theo học hệ chất lương cao để có thể chuyển tiếp dần sang CCS, CEFR và Cambridge khi học THCS & THPT.